Giới thiệu địa chỉ sua may bom nuoc, sua chua dien nuoc, sua dien nuocsua chua may bom nuoc giá rẻ nhất Hè 2016 chuyên nghiệp, uy tín, được nhiều bình chọn tin dùng tại Hà Nội

Danh mục sản phẩm
Hỗ trợ trực tuyến
Tuanphuongsports
0912.818.789
+84-4-37349282
Liên hệ


0913.123.569
Liên kết website
Tin tức   /  Tin thế giới
Khi Chúa vẫn gọi tên Nole! Khi Chúa vẫn gọi tên Nole! (2012-01-31 11:11:00)



 


 

Khoảnh khắc số phận

Đó là game thứ 12 set 5, khi Djokovic cầm giao bóng, tỷ số set đấu đang là 6-5 nghiêng về tay vợt người Serbia và điểm số game đang là 40-40. Cú giao bóng hai không hiểm giúp Nadal chiếm thế chủ động bằng những cú tấn công sang góc phải sân của Nole. Giữa ranh giới may mắn mong manh, cú trái tay của Rafa đã bật mép lưới và ra ngoài, đưa Djokovic chạm điểm championship-point. Đấy như số phận nghiệt ngã đánh gục mọi nỗ lực của Nadal, trong một trận đấu hay nhất của anh sau cả mùa giải 2011 phải phủ phục dưới cái tên Djokovic. Liệu có phải vì Chúa đứng bên Nole?

Nếu không có một khán giả bỗng hét “out” khi Djokovic thực hiện cú đánh sâu về cuối vạch baseline thì Nadal có giật mình mất tập trung và thực hiện cú thuận tay ra ngoài, rồi mất chính điểm break then chốt khi tỷ số đang là 5-5 ở set 5? Liệu có phải vì Chúa đứng bên Nole?

Khi Chúa vẫn gọi tên Nole!, Thể thao, Tennis, nole, djokovic, nadal, australian open, rafa

Chúa vẫn gọi tên Djokovic

Và chính Nadal cũng tiếc nuối cú trái tay quá ẩu của mình ở thời điểm dẫn 4-2 ở set 5. Nếu bình tĩnh, có thể anh đã tiến sát đến chiến thắng, thay vì để Djokovic lật ngược thế cờ? Giữa thắng và thua, giữa vinh quang và thất bại cũng chỉ cần một vài điểm số đó.

Liệu có phải vì Chúa đứng bên Nole?

Nadal phiên bản 2012

Một tay vợt cũng mang màu sắc mê tín như Nadal, với những động tác không bao giờ thay đổi từ việc đặt chai nước trên sân, sẽ bỏ qua suy nghĩ đó. Vì kẻ chiến thắng là có tất cả, và Djokovic cũng xứng đáng là tay vợt nâng cao chiếc cúp Grand Slam Australian Open 2012.

6 trận chung kết năm 2011, Nadal đều thua Djokovic, nhưng đó là những trận thua gần như toàn diện và không có cơ hội để phản kháng. Nhưng trận chung kết thứ 7 liên tiếp lại là câu chuyện khác, Rafa đã chơi sòng phẳng và cũng đã với tay gần tới cái đích chiến thắng bằng những sự thay đổi cực lớn.

Năm 2010, Nadal từng chuyển sang dùng dây vợt Babolat RPM Blast thay cho loại dây Duralast 15L để bỏ lại đằng sau năm 2009 đáng quên. Năm 2012, cây vợt Babolat AeroPro Drive được độ thêm lá chì 3g để quyết phục hận trước Djokovic. Kết quả chưa được như mong muốn, Nadal có thể đứng trên vạn người nhưng vẫn đứng dưới một người là Nole. Nhưng thất bại tại Australian Open 2012 hẳn sẽ không làm Nadal phải ám ảnh giống như series những trận thua trong năm 2011.

Khi Chúa vẫn gọi tên Nole!, Thể thao, Tennis, nole, djokovic, nadal, australian open, rafa

Rafa lại thua nhưng có nhiều điều để hy vọng

Cây vợt có đầu nặng hơn đã cải thiện đáng kể cú giao bóng, kỹ năng vốn là điểm yếu của Rafa. Trong trận chung kết, thậm chí Nadal có nhiều cú ace hơn cả Djokovic (10 so với 9) và có cú giao bóng vận tốc cao nhất hơn cả đối thủ (204 km/h so với 202 km/h), một nét khác biệt so với những cuộc đối đầu trước đó. Và đúng như lý thuyết, cây vợt đó đã giúp Nadal tạo thêm những sức nặng cho cú quả của mình, điển hình là những cú thuận tay chéo sân cực nhanh hay những đường uốn bóng cong nắn vào trong sân sở trường.

Và sự thật, có những cú thuận tay của Nadal người ta thấy anh đánh bóng bạt kiểu cần gạt nước (chứ không vòng qua đầu như thường lệ) hoàn hảo không kém gì so với những tay vợt khác. Đó có phải là những vũ khí mới của Rafa để lật đổ Djokovic?

Nhưng vì sao tay vợt người Tây Ban Nha vẫn là người bại trận?

Nole vẫn là Vua

Nadal cải thiện cú quả nhờ cây vợt “độ” và có lợi thế về ngày nghỉ (hơn 1 ngày) thì Djokovic lại có những phương án khác để tiếp tục khắc chế Rafa. Dẫu tỷ lệ giao bóng 1 trong sân thấp hơn (59% so với 67%) nhưng Djokovic lại nhỉnh hơn trong tỷ lệ giành điểm từ quả giao bóng 1 (68% so với 66%) và mấu chốt là tỷ lệ thắng từ giao bóng 2 (63% so với 45%).

Những game Nadal bị mất điểm break là lúc Djokovic thường xuyên tấn công ngay sau cú giao bóng 2 của đối thủ. Một mũi tên trúng hai đích: Vừa tránh được những pha đôi công giằng co mất sức, vừa có thể giành điểm số vì ai cũng biết, Nole mạnh như thế nào trong những cú trả giao bóng. Mà thực tế, cú giao bóng 2 của Nadal cả trận chỉ đạt vận tốc trung bình có 136 km/h (nghĩa là thua cả tay vợt nữ như Maria Sharapova!). Nadal giao bóng 2 như vậy, Nole dĩ nhiên là có quá nhiều sự tự tin để mà đưa ra những cú trả hóc hiểm.

Khi Chúa vẫn gọi tên Nole!, Thể thao, Tennis, nole, djokovic, nadal, australian open, rafa

Nole vẫn là Vua

Nadal đã quyết định phải chơi tấn công trong mùa giải 2012 để hóa giải Djokovic nhưng điều đó chỉ diễn ra nhiều ở trong set 1 (khi Nadal thắng 7-5). Còn phần lớn trận đấu, Nole đã “bắt” đối phương phải trở lại lỗi chơi phòng thủ bằng những cú đánh sâu và nặng đẩy Nadal lùi xa vạch baseline. Khi một tay vợt có thể làm được điều đó, nghĩa là theo chiều ngược lại, Djokovic sẽ tiến vào trong sân để dứt điểm, một trong những điểm số như vậy chính là match-point của Nole.

Bước ra từ bóng tối bị che phủ bởi Federer và Nadal, Djokovic thực sự đang thách thức mọi giới hạn, vậy 2012 lại là năm lặp đi lặp lại cái tên Nole?

Khi Chúa vẫn gọi tên Nole!, Thể thao, Tennis, nole, djokovic, nadal, australian open, rafa

Thông số trong 5 set đấu của Djokovic (màu vàng) và Nadal (màu xanh)
 

Video
tuanphuongsports 2020
Thống kê truy cập
Online: 19
Số lượt truy cập: 8415089