Giới thiệu địa chỉ sua may bom nuoc, sua chua dien nuoc, sua dien nuocsua chua may bom nuoc giá rẻ nhất Hè 2016 chuyên nghiệp, uy tín, được nhiều bình chọn tin dùng tại Hà Nội

Danh mục sản phẩm
Hỗ trợ trực tuyến
Tuanphuongsports
0912.818.789
+84-4-37349282
Liên hệ


0913.123.569
Liên kết website
Tin tức   /  Tin thế giới
Tuyệt kỹ né trái đánh phải của Federer Tuyệt kỹ né trái đánh phải của Federer (2012-01-14 04:24:00)




 
 
 
 

Biểu hiện của sung sức 

Trong 20 điểm cuối cùng của trận chung kết Paris Masters, Federer giành 15 điểm và phần lớn là từ những cú né trái đánh phải. Hay trong hai lần phải cứu break point, hai điểm ngay đầu trận đấu và hai điểm sau ở game thứ tư của set thứ hai, Federer đã thi triển tuyệt kỹ ấy để đoạt thế thượng phong. 

Phải nói ngay rằng, né trái đánh phải ở đây không phải là để che giấu những nhược điểm từ cú trái tay. 

Tuyệt kỹ né trái đánh phải của Federer, Thể thao, federer, tennis, the thao, quan vot, danh thuan tay, bong da, bao

Cú né trái đánh phải vẫn danh bất hư truyền

Federer có thể gặp khó khăn khi đối đầu với Nadal và giờ có thêm Djokovic bởi cả hai đều có những cú đánh topspin rất nặng, xoáy cao, khoét đúng vào điểm yếu chơi trái một tay. Nhưng Federer hiếm khi sợ hãi trước bất cứ ai chơi bóng bạt, dù nặng cỡ mấy, mà Tsonga cũng không thể là ngoại lệ. 

Anh vẫn thoải mái bung trái một tay ở cuộc đối đầu này, hầu như không cắt (ngoại trừ các pha chiến thuật để thay đổi nhịp độ), và làm sửng sốt người xem với một cú dứt điểm chéo sân từ sau vạch baseline có vận tốc bóng là 145km/h chứ không chỉ đánh bóng điểm. 

Tsonga, một tay vợt ngẫu hứng, luôn tự châm lửa cho mình bằng những cú đánh năm ăn năm thua trong trận đấu này cũng đã vài lần tự "kích hoạt" được bản thân, nhưng đã bị đẩy lại trạng thái "nguội" bởi Federer lạnh lùng hơn trong những thời điểm cân não. Ở set hai, sau một cú lốp của Tsonga khi cả hai cùng ở trên lưới, Federer di chuyển ngược lại bung trái ở tư thế xoay lưng lại với lưới, tạo ra cú passing chéo sân ăn điểm trực tiếp. 

Thế nhưng, dù cú trái tay có kiệt xuất và đượm chất ngẫu hứng nghệ thuật, thì với bất cứ ai, ở bất cứ đẳng cấp nào, người ta đôi khi vẫn phải "cất" nó đi để sử dụng cú né trái đánh phải (inside out forehand hay gọi cách khác là run around backhand). 

Kỹ thuật này đòi hỏi sự chính xác cao, có sức nhanh lẫn sức mạnh để phát huy tầm hủy diệt rất lớn của nó. Những tay vợt không có bộ chân linh hoạt, không phán đoán được bóng sớm, họ rất ít khi né trái đánh phải, mà chỉ đơn thuần sử dụng cú trái của mình để đôi công. 

Cũng trong 15 điểm ghi được ở cuối trận đấu, Federer biến hóa những cú né trái đánh phải chéo sân, anh tấn công trực diện bằng những cú né trái đánh phải dọc dây (inside in forehand) sau khi đã giao bóng ra mang. 

Khi một tay vợt liên tục pha trộn những cú né trái vừa chéo sân vừa dọc dây, đối thủ rất khó đoán, nhưng lại đòi hỏi bản thân người thực hiện phải chính xác hơn, dù thế chân giữa hai cú đánh chỉ chênh nhau một nửa bàn chân cao hơn hay thấp hơn (dù cùng là thế bán mở - semi open). 

Tức là với tennis đỉnh cao, khi bạn né trái đánh phải hiệu quả, tức là bạn ở trạng thái sung sức, tâm lý ổn định và cực kỳ tự tin. 

Tuyệt kỹ né trái đánh phải của Federer, Thể thao, federer, tennis, the thao, quan vot, danh thuan tay, bong da, bao

Hủy diệt trong nháy mắt 

Với các tay vợt chơi theo kiểu tốc hành, giao bóng là điều kiện cần, còn né trái đánh phải là điều kiện đủ. Phải có cả hai mới hoàn thiện. Federer vẫn duy trì được điều này. 

Chúng tôi chưa thống kê được trận đấu nào, ở đâu có tay vợt nào ăn một game đấu chỉ trong quãng thời gian dưới 1 phút, nhưng khi xem Federer hạ gục Tsonga ở giữa set 2 trong một game đấu chỉ kéo dài 1 phút 07 giây, thì người viết lập tức nghĩ tới Mike Tyson của môn boxing ngày nào. Nên nhớ 67 giây ấy đã bao gồm cả 3 lần nghỉ giữa các điểm 15 - 30 - 40 và game point mà luật quy định thời gian tối đa cho mỗi lần nghỉ và chuẩn bị là 20 giây. 

Hình ảnh Federer nhận lấy 3 quả bóng, ném trả 1, đập vài nhịp rồi giao bóng, dứt điểm bằng cú né trái đánh phải khi chân bay lên ở trong sân, rồi lại quay lại xin bóng - đập đập - giao bóng - ghi điểm tạo cảm giác như anh đang trên sân tập chứ không phải là đối đầu với một đối thủ nằm trong top 10, lại chơi trên sân nhà ở Paris. 

Tức là lại có thêm một bằng chứng nữa cho thấy Federer đã quá tuổi 30 vẫn là người có cú né trái đánh phải xuất sắc nhất tennis đương đại, giống như cách đây vài năm khi anh ở đỉnh cao phong độ. 

Cũng đã có những lúc Nadal cho thấy anh né trái đánh phải hiệu quả hơn Federer, nhưng đó là xuất phát từ một thực tế: Ông vua sân đất nện thường đứng sâu hơn (xa vạch cuối sân) và mặt sân đất nện chậm nên né trái đánh phải rất thuận lợi, bên cạnh một thực tế là cú trái của Nadal trong khoảng 4 năm trở lại đây mới được nâng cấp. 

Khi Federer khát chiến thắng 

Đến đây, một câu hỏi đặt ra là Federer đang trở lại với đỉnh cao phong độ của anh? Hãy khoan trả lời mà chúng ta nhìn kết quả của toàn giải đấu. Federer thắng 5 trận ở Paris mà không thua set nào, trong đó có những tay vợt trứ danh như Berdych, Gasquet và Juan Monaco. Đó là chiếc cúp thứ hai trong nửa tháng, nâng tổng số trận thắng cả sự nghiệp lên hơn 800 - trên thế giới chỉ có chưa đầy chục người đạt được. 

Và bây giờ là câu trả lời: Ở thời điểm hiện tại, Federer có phong độ tốt nhất. Anh tạo ra cảm giác mình có thể thắng bất cứ ai. Nhưng lại phải nhắc lại một điều: điêm rơi phong độ và sự tập trung là thứ mà các tay vợt có sự lựa chọn, và qua đó cũng phân biệt ngôi thứ.

Djokovic không xây dựng điểm rơi phong độ vào cuối năm, mà ở đầu và giữa năm với các Grand Slam và ATP Masters. Chính bản thân Federer cũng từng lựa chọn, 7 lần tham dự Paris Masters trước đây anh không vào tới bán kết.  

Nadal cũng chỉ tập trung vào Grand Slam và các ATP Masters đất nện. 

Còn các tay vợt khác, kể cả trong top 10 cũng không có quyền chọn điểm rơi, mà họ buộc phải căng sức ở mọi giải đấu. 

Với đà này, Federer được đánh giá rất cao ở ATP World Tour Finals - giải đấu anh đã 5 lần vô địch, trước 7 đối thủ khác là Djokovic, Nadal, Murray, Berdych, Ferrer, Tsonga và Fish. 

Federer đã lựa chọn tiếp tục xây dựng phong độ tốt ở cuối năm, bất chấp một e ngại là có thể a sẽ phải chuẩn bị cho mùa giải năm sau muộn hơn và gấp hơn do cần nghỉ dài để hồi phục. 

Đó là sự đánh đổi để lấy lại cảm giác chiến thắng (dù chưa thể lấy lại thói quen) - một thứ mà Federer cảm thấy anh thực sự cần có, bởi cả sự nghiệp chưa khi nào Federer lại khóc ở giải ATP 500 và rơm rớm nước mắt ở Masters 1000.   

Còn năm sau ra sao, có lẽ Federer mặc kệ!

 


Video
tuanphuongsports 2020
Thống kê truy cập
Online: 24
Số lượt truy cập: 8424533